Giải đáp: Phèn chua làm trong nước đục có thật không?

Khi tìm hiểu về các giải pháp lọc nước, một trong những giải pháp bạn nhận được là giải pháp dùng phèn chua làm trong nước. Phèn chua có công dụng gì, phèn chua có tác dụng làm trong nước thật không? Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về phèn chua và ứng dụng của phèn chua trong nội dung bài viết dưới đây.

Trả lời: Vì sao phèn chua làm trong nước?

Sở dĩ phèn chua có thể làm trong nước là bởi thành phần hóa học của phèn chua là muối nhôm và kali. Khi hòa tan phèn chua trong nước sẽ tạo nên nhiều chuỗi phản ứng hóa học, kết quả cuối cùng thu được là chất kết tủa có khả năng kết dính Al(OH)3.

Trả lời: Vì sao phèn chua làm trong nước?
Trả lời: Vì sao phèn chua làm trong nước?

Al(OH)3 lơ lửng trong nước, khi Al(OH)3 tiếp xúc với các chất cặn bẩn trong nước sẽ kết dính với chúng. Khi đạt đến độ nặng tương ứng, hỗn hợp kết tủa sẽ lắng đọng ở đáy nước. Đây là lý do vì sao phèn chua được xem là một trong những giải pháp xử lý nước đục đơn giản và hiệu quả mà bất kỳ ai cũng làm được. 

Công thức phèn chua làm trong nước đục là gì?

Phèn chua có tên gọi khoa học là Kali Alum, là một dạng muối sunfat kép của nhôm và kali ngậm nước. Phèn chua thường tồn tại ở 2 dạng công thức hóa học chính là  KAl(SO4)2.12H2O và K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. 

Những công dụng nổi bật của phèn chua

Phèn  chua được sử dụng rộng rãi trong đời sống, sản xuất, y tế, thực phẩm. Cụ thể như sau: 

Những công dụng nổi bật của phèn chua
Những công dụng nổi bật của phèn chua

Xử lý nước

Giải pháp xử lý nước bằng phèn chua là giải pháp quen thuộc ở vùng nông thôn từ trước cho đến nay. Cách thực hiện khá đơn giản, chúng ta chỉ cần hòa tan một lượng phèn chua vừa đủ với một lượng nước nhỏ. Sau đó hòa tan dung dịch vào bồn/thùng/bể/hồ chứa nước.

Khi dung dịch phèn chua được hòa tan trong nước sẽ tạo nên lớp màng kết tủa có khả năng kết dính. Lúc này các chất cặn bẩn sẽ bám vào kết tủa và lắng đọng xuống đáy.

Sau chuỗi phản ứng này nước sẽ trong hơn ban đầu. 

Lĩnh vực sức khỏe

Trong Đông Y, phèn chua được gọi là Bạch Phàn. Đặc trưng của phèn chua là có vị chua, vị chát, tính ấm, có tác dụng giải độc, táo thấp và khử trùng. Tính đến nay, phèn chua được sử dụng trong khá nhiều trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe như:

  • Dùng để sát trùng ngoài da giúp giảm ngứa
  • Diệt khuẩn, giúp chữa bệnh nước ăn chân, trị hôi nách.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh tai chảy mủ, miệng lở, bệnh bao tử, bệnh trĩ…
  • Điều chế thuốc chữa đau răng và các loại thuốc khác như thuốc chữa ho ra máu, đau mắt
  • Bên cạnh đó, phèn chua còn được sử dụng trong các liệu trình giúp làm đẹp da, trị mụn, trị lang ben,…

Lĩnh vực công nghiệp

Trong công nghệ sản xuất, phèn chua được sử dụng nhiều trong các ngành sau:

  • Trong sản xuất giấy:  phèn chua được sử dụng như một nguyên liệu bổ trợ, giúp tạo ra phản ứng hóa học tạo ra hidroxit kết dính giúp giấy dai hơn và không bị nhòe rách khi viết.
  • Trong ngành may mặc và nhuộm vải: Phèn chua có tác dụng như chất cắn màu, giúp màu vải không bị sờn bạc và giữ màu tốt hơn.
  • Trong ngành thực phẩm: phèn chua được sử dụng như một chất khử khuẩn hoặc hỗ trợ tạo độ giòn.

Trong đời sống hàng ngày

Theo kinh nghiệm truyền miệng, phèn chua mang lại khá nhiều lợi ích trong cuộc sống.

  • Bạn có thể sử dụng phèn chua để chống gỉ sét đồ nhà bếp bằng cách luộc đồ dùng mới mua trong hỗn hợp nước phèn chua, để sôi 15-20 phút. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng gỉ sét ở các đồ dùng kim loại.
  • Giữ màu quần áo bằng cách ngâm quần áo vào dung dịch phèn chua khoảng 1 giờ sau đó giặt sạch với nước lạnh.
  • Giúp rửa sạch thực phẩm như làm sạch nhớt trên cá, giúp cà pháo trắng hơn,…
  • Giúp thực phẩm ngon mắt và ngon miệng hơn: Phèn chua cũng là một phần bí quyết giúp cho dưa cà muối giòn hơn, làm mứt ngon hơn.

Hướng dẫn cách dùng phèn chua làm trong nước 

Cách xử lý nước bằng phèn chua khá đơn giản, chúng ta chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một lượng phèn chua đủ để lọc lượng nước cần lọc theo tỉ lệ 50g/1m3 nước. Hòa tan lượng phèn trong lượng nước vừa phải. 
  • Bước 2: Hòa tan dung dịch phèn chua vừa chuẩn bị vào nguồn nước cần lọc
  • Bước 3: Đợi khoảng 30-60 phút để phần cặn bẩn bị kết tủa lắng đọng xuống đáy.
  • Bước 4: Lọc phần nước trong vào một dụng cụ chứa nước khác để sử dụng.
Hướng dẫn cách dùng phèn chua làm trong nước 
Hướng dẫn cách dùng phèn chua làm trong nước

1 số câu hỏi thường gặp về phèn chua

Những hỏi đáp nhanh dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phèn chua, mời bạn tham khảo.

Phèn chua là gì?

Phèn chua là một khối tinh thể có kích thước khác nhau. Chúng có màu trắng đục hoặc trắng trong. Phèn chua có nhiều tên gọi khác nhau như Kali Alum (tên khoa học), bạch phàn (tên trong đông y), phèn nhôm (tên trong ngành hóa sản xuất),… 

Đặc tính của phèn chua là có thể tan trong nước và tác dụng với nước để tạo nên chất kết tủa giúp lắng lọc bụi bẩn lơ lửng trong nước.

Phèn chua dùng lọc nước có độc không?

Phèn chua được xem là giải pháp lọc nước sinh hoạt an toàn. Tuy vậy, để tránh những tác hại đến sức khỏe con người, chúng ta chỉ nên dùng một lượng phèn vừa phải khi lọc nước. Liều lượng phèn chua dùng lọc nước an toàn là 50g/m3.

Theo lời khuyến nghị từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe, chúng ta không nên uống trực tiếp nước vừa lọc với phèn chua. Chúng ta nên nấu chín, đun sôi nước lọc phèn chua trước khi uống. 

Mua phèn chua ở đâu uy tín?

Chúng ta dễ dàng tìm mua phèn chua ở các chợ truyền thống. Một số cửa hàng tạp hóa, vật liệu xây dựng, vật liệu lọc nước cũng có bán phèn chua. Nếu bạn muốn mua lượng lớn phèn chua, bạn có thể mua tại các đơn vị chuyên phân phối thiết bị lọc nước, vật liệu lọc nước.

Lời kết

Trên đây là thông tin chi tiết giải đáp phèn chua làm trong nước đục. Hy vọng giúp bạn đọc hiểu hơn về công dụng của phèn chua và biết cách sử dụng phèn chua làm trong nước hiệu quả nhất.