Bơi ếch được đánh giá là kiểu bơi đơn giản và ít tốn sức nhất trong các kiểu bơi. Tuy nhiên, để có thể di chuyển dưới nước khi thực hiện kỹ thuật bơi này, bạn bắt buộc phải nắm rõ cách lấy hơi khi bơi. Vậy làm thế nào giúp người mới bắt đầu học bơi ếch lấy hơi hiệu quả? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây.
Giới thiệu về cách lấy hơi khi bơi ếch
Trong kỹ thuật bơi ếch nói riêng, bộ môn bơi lội nói chung, việc lấy hơi luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hoạt động này giúp các bạn có thể tự do bơi lặn dưới nước mà không lo bị sặc, đồng thời tăng cường sức khỏe của hệ hô hấp.
Khi bơi ếch, bạn cần duy trì nhịp thở theo nhịp chuyển động của động tác tay/chân. Trung bình mỗi chu kỳ bơi ếch, người bơi sẽ thực hiện 1 lần thở ra – hít vào. Thời gian bơi càng lâu, năng lượng tiêu hao sẽ càng nhiều và nhu cầu Oxy của cơ thể càng cao.
Chính vì vậy, người bơi cần biết lấy hơi đúng cách và hợp lý phòng ngừa tình trạng bị đuối nước.
Các bước cơ bản để lấy hơi khi bơi ếch
Khi thực hiện kỹ thuật bơi ếch, bạn cần kết hợp giữa việc lấy hơi và chuyển động tay – chân phù hợp.
Hô hấp phù hợp với kỹ thuật ếch
Cũng giống như các kiểu bơi khác, người học bơi ếch phải biết nguyên tắc hít – thở phù hợp. Ở trong môi trường nước, bạn chắc chắn không thể hít thở vào bằng mũi như thông thường mà phải kết hợp lấy hơi vào bằng mũi và thở ra bằng miệng.
Quy tắc lấy hơi tiêu chuẩn có thể áp dụng cho mọi kiểu bơi là: “Lấy hơi vào bằng miệng khi miệng tiếp xúc với không khí. Còn khi cả mũi và miệng đều chìm trong nước thì bạn hãy thở ra từ từ”. Việc hít vào khi đang ở trong nước có thể khiến bạn bị sặc hoặc đuối nước.
Thời gian nín thở tối đa của một người trưởng thành rơi vào khoảng 3 – 4 phút. Đối với người mới tập bơi, con số này sẽ rút ngắn còn khoảng 1 – 2 phút. Do đó, mỗi lần hô hấp lại để lấy không khí, bạn cần ghi nhớ: hít vào thật sâu – thở ra thật dài. Như vậy, bạn sẽ tận dụng được tối đa lượng không khí.
Thời điểm lấy hơi
Như đã đề cập ở phía trên, thời điểm lấy hơi trong bơi ếch quyết định luồng hơi của bạn có thể duy trì lâu hay không?
Ở giai đoạn đầu, bạn lấy hơi vào khi chuẩn bị xuống nước. Bạn hít vào một hơi thật sâu, căng tràn lồng ngực. Sau đó, nín thở và bắt đầu úp mặt xuống nước. Từ thời điểm này, bạn bắt đầu nín thở hoặc chỉ thở ra bằng mũi và miệng.
Sau khi kết thúc một chu kỳ chuyển động, bạn trở lại phía trên mặt nước và tiếp tục lấy hơi vào khi mũi, miệng được tiếp xúc với không khí. Như vậy, thời điểm thích hợp nhất để lấy hơi vào là khi phần đầu của bạn không chìm trong nước.
Lấy hơi sai thời điểm có thể sẽ khiến bạn bị sặc hoặc đuối nước do nước tràn vào cơ thể qua khoang miệng và mũi.
Lợi ích của việc lấy hơi đúng cách khi bơi ếch
Lấy hơi đúng cách khi bơi ếch sẽ mang tới cho người bơi rất nhiều lợi ích:
- Tăng cường sức khỏe hệ hô hấp: Lấy hơi đúng kỹ thuật giúp bạn kiểm soát hơi thở của mình tốt hơn. Thường xuyên luyện tập không chỉ đảm bảo thời gian nín thở dài mà còn góp phần tăng cường sức khỏe của các cơ quan nội tạng như phổi, phế quản…
- An toàn hơn khi bơi dưới nước: Trên thực tế, có không ít trường hợp trẻ nhỏ và cả người trưởng thành bị sặc nước, đuối nước do lấy hơi sai cách. Vì vậy, lấy hơi đúng cách sẽ đảm bảo an toàn cho người bơi khi đang bơi.
- Đạt tốc độ bơi tốt hơn: Không ít người mặc dù nắm rõ các kỹ thuật bơi ếch nhưng vẫn không thể đạt tốc độ tốt vì không biết cách kiểm soát hơi thở. Kiểm soát tốt vấn đề lấy hơi sẽ giúp bạn đạt tốc độ tốt hơn khi xuống nước nhờ lặn được trong môi trường nước lâu hơn.
Lời khuyên khi thực hiện kỹ thuật lấy hơi khi bơi ếch
Để đảm bảo an toàn khi thực hiện kỹ thuật lấy hơi khi bơi ếch, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên hữu ích sau:
- Dành thời gian luyện tập trên cạn trước khi xuống nước: Tập hít – thở trên cạn là giải pháp được nhiều chuyên gia tư vấn cho người mới bắt đầu. Ở môi trường trên cạn, bạn sẽ không gặp quá nhiều khó khăn trong việc học kiểm soát hơi thở. Vì thế, trước khi bơi dưới nước, bạn nên tập các kỹ năng lấy hơi trước.
- Thả lỏng cơ thể khi thực hiện động tác: Động tác tay chân trong bơi ếch cần được thực hiện linh hoạt. Các nhóm cơ cần thả lỏng để đảm bảo bạn không quá căng thẳng và tiêu tốn năng lượng. Do đó, khi tập luyện lấy hơi cũng như thực hiện động tác bơi ếch, bạn cần thả lỏng, không gồng cứng cơ thể.
- Chuẩn bị trạng thái tốt nhất khi xuống nước: Lấy hơi khi bơi ếch thường dồn hơi chủ yếu vào phần bụng. Mặt khác, chuyển động tay – chân liên tục ít nhiều cũng sẽ tác động tới phần cơ ở bụng. Để hoạt động tự do trong nước và đảm bảo việc hít – thở luôn thông thuận, bạn không nên ăn quá no trước khi xuống nước.
Kết Luận
Như vậy, trong bất kỳ kiểu bơi nào, bạn cũng cần phải nắm vững kỹ thuật lấy hơi và bơi ếch cũng không phải ngoại lệ. Hy vọng những thông tin chúng tôi đã chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình học tập và thực hành bơi ếch. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác về cách lấy hơi khi bơi ếch, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất nhé!